Chuyển đến nội dung

Dán PPF Có Nên Xài Ốp Lưng? Giải Đáp Ngay!

Nhiều người thường băn khoăn không biết nên sử dụng miếng dán PPF hay ốp lưng để bảo vệ điện thoại. Miếng dán PPF, ốp lưng là gì? Dán PPF có nên xài ốp lưng không? Hãy cùng tham khảo bài viết để giải đáp thắc mắc nhé!

Miếng dán PPF là gì?

1. Định nghĩa miếng dán PPF

PPF (Paint Protection Film) là một loại chất liệu film trong suốt, thường được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô để bảo vệ bề mặt sơn xe, nội thất xe hơi…


Film PPF là gì?


Nhờ vào độ bền cùng những ưu điểm của nó, miếng dán PPF giờ đây thường được sử dụng để dán bảo vệ cho các thiết bị công nghệ như: dán PPF điện thoại, dán PPF đồng hồ, dán PPF laptop

2. Cấu tạo của miếng dán PPF 

Miếng dán PPF thường được thiết kế với cấu trúc bao gồm 4 lớp chi tiết như sau:

  • Lớp lót: Chức năng của lớp này là bảo vệ miếng dán trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.
  • Lớp nền: Đây là lớp có khả năng chống xước và phân tán lực va đập. Nó không chỉ linh hoạt mà còn rất bền, có khả năng chịu nhiệt và tia UV. 
  • Lớp keo: Sử dụng keo acrylic, lớp này mang lại độ bám dính chắc chắn và không để lại vết keo khi gỡ bỏ, đặc biệt khi sử dụng miếng dán PPF chất lượng từ các địa chỉ uy tín.
  • Màng phủ: Có tác dụng như một lá chắn bảo vệ cho lớp keo và sẽ được tháo bỏ trong quá trình dán film.

Cấu tạo film PPF

    3. Ưu, nhược điểm khi dán PPF

    Ưu điểm: 

    • Giúp chống xước, va đập hiệu quả: Việc sử dụng PPF chính hãng mang lại khả năng chống trầy xước tốt hơn lên đến 10 - 15 lần so với các miếng dán nilon rẻ tiền.
    • Chịu lực, chịu nhiệt tốt: Miếng dán PPF có khả năng gia tăng chịu lực kéo dãn nhờ sở hữu độ đàn hồi tốt, đồng thời chịu nhiệt tốt hơn các miếng dán thông thường.
    • Không ảnh hưởng đến đường nét và màu sắc: Sở hữu độ trong suốt lên đến 99%, miếng dán PPF vừa có khả năng bảo vệ vừa giữ nguyên bản đường nét và màu sắc của thiết bị.
    • Tự phục hồi vết xước: Miếng dán PPF có khả năng tự phục hồi các vết xước nhỏ bằng cách hơ nóng bề mặt trong một thời gian ngắn, giúp bề mặt dán PPF trở nên gần như không có vết xước và trông lúc nào cũng như mới.
    • Hạn chế bám vân tay, mồ hôi: Sở hữu công nghệ cao, miếng dán PPF đảm bảo cho thiết bị không thấm nước và dính bụi bẩn, tránh gây ố vàng và mất thẩm mỹ.
    Nhược điểm:
    • Miếng dán PPF không bảo vệ tốt thiết bị trước các tác động va đập mạnh.

    4. Phân loại PPF điện thoại trên thị trường

    PPF bóng và nhám


    Hiện nay, trên thị trường có 2 loại miếng dán PPF chính:

    • PPF bóng: Phù hợp với các dòng điện thoại có lưng kính hoặc vỏ bóng, tạo giao diện bóng đẹp cho thiết bị.
    • PPF nhám: Phù hợp với các điện thoại có lưng nhám. Với tính năng chống bám vân tay và chống thấm mồ hôi hiệu quả, miếng dán PPF nhám là lựa chọn cho người dùng hay ra mồ hôi tay và làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn.

    Ốp lưng là gì?

    1. Định nghĩa ốp lưng

    Ốp lưng là một phụ kiện bảo vệ được thiết kế để bọc quanh hoặc che phủ phần lưng và các cạnh của điện thoại hoặc các thiết bị di động khác, thường được làm từ các chất liệu như nhựa, silicone. Ốp lưng giúp giảm tổn thương do va đập, trầy xước và bảo vệ thiết bị khỏi những tác động bên ngoài.


    Ốp lưng diện thoại

    2. Ưu, nhược điểm của ốp lưng

    Ưu điểm:

    • Bảo vệ chống va đập: Ốp lưng giúp giảm tổn thương khi điện thoại chịu va đập.
    • Chống trầy xước: Ngăn chặn tác động của vết trầy và xước từ các vật dụng khác trong túi hoặc túi xách.
    • Tăng tính thẩm mỹ: Với nhiều kiểu dáng mới lạ, màu sắc phong phú, ốp lưng là một trong những phụ kiện trendy cho những người dùng sành điệu.
    Nhược điểm:
    • Tăng kích thước và trọng lượng: Việc sử dụng ốp lưng có thể làm tăng kích thước và trọng lượng của thiết bị, khiến cho nó trở nên cồng kềnh hơn.
    • Khó thoát nhiệt: Ốp lưng khiến điện thoại khó thoát nhiệt ra môi trường, làm tăng nguy cơ nóng máy khi sử dụng.
    • Không bảo vệ toàn diện: Ốp lưng thường tập trung vào việc bảo vệ phần lưng và các cạnh, trong khi mặt trước và các khe cắm có thể vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát.

    3. Các loại ốp lưng trên thị trường

    • Ốp lưng dẻo: Được sản xuất chủ yếu từ chất liệu TPU (nhựa mềm), silicone hoặc da. Tuy nhiên loại ốp lưng này rất dễ bị ố vàng và xỉn màu, đặc biệt là chất liệu silicone.
    • Ốp lưng cứng: Được sản xuất từ chất liệu nhựa ABS/PC, bằng kim loại, kính cường lực hoặc dạng tráng gương. Do đó, những chiếc ốp dạng cứng thường sẽ có khối lượng nặng hơn khi lắp vào điện thoại.

    Các loại ốp lưng

      So sánh miếng dán PPF và ốp lưng

      Miếng dán PPF và ốp lưng là hai loại phụ kiện bảo vệ cho điện thoại, nhưng chúng có những sự khác biệt cơ bản.

      So sánh miếng dán PPF và ốp lưng

      Tiêu chí

      Dán PPF điện thoại

      Sử dụng ốp lưng điện thoại

      Cấu tạo

      PPF là một lớp màng bảo vệ mỏng được dán trực tiếp lên bề mặt điện thoại.

      Ốp lưng là một chiếc vỏ được lắp vào phía sau của điện thoại

      Khả năng bảo vệ

      PPF là vật liệu siêu bền và hạn chế trầy xước do va chạm; bảo vệ full lưng viền điện thoại.

      Bảo vệ được phần lưng và cạnh của thiết bị; bảo vệ tốt trước các va chạm.

      Tính thẩm mỹ

      PPF có độ trong suốt cao và giữ nguyên bản vẻ đẹp của điện thoại.

      Không sợ bị ố vàng theo thời gian, tránh gây mất thẩm mỹ cho điện thoại.

      Đa dạng mẫu mã, thiết kế, phù hợp để thay đổi phong cách điện thoại thường xuyên.

      Ốp lưng có thể phai màu và mất tính thẩm mỹ theo thời gian.

      Khối lượng thiết bị

      Dán PPF không làm tăng thêm khối lượng cho điện thoại.

      Làm tăng trọng lượng máy; những ốp kích thước to có thể gây khó khăn khi cầm nắm, không để vừa túi xách…


      Dán PPF có nên xài ốp lưng

      Có rất nhiều người dùng thắc mắc rằng liệu dán PPF có nên xài ốp lưng kèm theo hay không. Thông thường khi dán PPF là bạn đã dán kín toàn bộ mặt lưng thiết bị của mình để bảo vệ tối đa cho máy.

      Nếu bạn muốn vừa sử dụng PPF và ốp lưng thì việc này là không nên. Vì khi bạn dán PPF việc tháo ốp lưng ra và gắn vào sẽ làm cho các miếng dán tiếp xúc ở 4 góc máy rất dễ bị bong tróc vì va chạm với ốp. 

      Còn nếu như bạn muốn dùng ốp để bảo vệ thiết bị của mình một cách tối đa thì bạn hãy dán mặt lưng, không dán viền máy như vậy sẽ bảo vệ được tối đa rủi ro va chạm. Tuy nhiên việc này cũng đồng nghĩa nhiệt độ máy sẽ có thể tăng cao khi chơi game và sạc pin.


      PPF iPhone

      Giải đáp thắc mắc

      Câu hỏi 1: Dán PPF có làm nóng điện thoại không?

      Trả lời: Không. Do đặc tính nhẹ và mỏng giúp miếng dán PPF dễ dàng thoát nhiệt, cũng như không làm hấp thụ nhiệt cho điện thoại khi bạn ở môi trường nhiệt độ cao.

      Câu hỏi 2: Nên tự dán PPF tại nhà hay sử dụng dịch vụ dán tại cửa hàng?

      Trả lời: Nếu bạn đã có kinh nghiệm trong việc tự dán PPF và cảm thấy tự tin với khả năng của mình thì tự dán PPF tại nhà là một lựa chọn tốt, giúp bạn tiết kiệm chi phí, thời gian và không cần phải di chuyển đến nơi dán.

      Tuy nhiên, nếu bạn không có kinh nghiệm, thời gian hoặc không tự tin về khả năng của mình, sử dụng dịch vụ dán PPF là một lựa chọn phù hợp. Việc sử dụng dịch vụ dán PPF sẽ đảm bảo độ chính xác và hiệu quả của quá trình dán, giúp bạn tránh được rủi ro về việc gây hư hỏng thiết bị khi tự dán.

      Khách hàng quan tâm đến dịch vụ dán PPF tại AZSKIN có thể đến trực tiếp cửa hàng AZSKIN toàn quốc hoặc liên hệ tư vấn qua:





      1 bình luận

      21 Mar 2024 Hùng

      Đt mặt lưng kính có nên dán ppf k. Dán ppf có dùng ốp lưng đc k

      Để lại bình luận

      Xin lưu ý, bình luận cần được phê duyệt trước khi được đăng.

      Cảm ơn bạn đã đăng ký

      Email này đã được đăng ký!

      Mua sắm cái nhìn

      Chọn Tùy chọn

      Chỉnh sửa tùy chọn
      this is just a warning
      Đăng nhập